Lễ Hội Oóc Om Póc – Đua Ghe NgoLễ Hội Oóc Om Póc – Đua Ghe Ngo
Điểm Nhấn Văn Hóa Độc Đáo Của Người Dân Khmer
Lễ hội Oóc Om Bóc – Đua ghe Ngo là lễ hội lớn mang đậm dấu ấn văn hóa, thể hiện tinh thần đoan kết của người dân Khmer Nam bộ và các dân tộc ở khu vực đồng bằng Sông Cửu Long.
Trong lễ hội Oóc Om Bóc có nhiều hoạt đồng: Lễ cúng trăng, thả đèn nước, thả đèn gió… và sinh động nhất là hội thi đua ghe Ngo. Tham dự giải đua năm nay có 51 đội đua đến từ các tỉnh Trà Vinh, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau và Sóc Trăng với hơn 4.000 vận động viên, trong đó có 43 đội nam và tám đội nữ tranh tài ở hai cự ly 1.200m nam và 1.000m nữ. Lượng khách tham gia cổ vũ cho hoạt động đua ghe Ngo rất đông đúc và sôi nổi.
Bên cạnh đó còn có những hoạt động sôi nổi thu hút nhiều du khách như: Triển lãm ảnh nghệ thuật; hội chợ thương mại, triển lãm, du lịch và liên hoan ẩm thực với gần 500 gian hàng hóa trưng bày bán, triển lãm, giới thiệu đa dạng các vùng miền, trong đó có hoạt động của tuần lễ doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh tại Sóc Trăng với khoảng 100 gian hàng trưng bày.
Ý Nghĩa Sâu Sắc Trong Đời Sống Tinh Thần
Lễ hội Oóc Om Bóc là lễ cúng mang ý nghĩa vô cùng sâu sắc trong đời sống tinh thần của đồng bào Khmer ở tỉnh Sóc Trăng, thể hiện khát vọng, tâm hồn và tình cảm giữa con người và thiên nhiên.
Lễ hội gồm nhiều hoạt động, trong đó có những hoạt động “điểm nhấn” như: Giải đua ghe Ngo, lễ cúng Trăng, hội thi thả đèn nước và phục dựng ghe Cà Hâu, lễ hội đường phố, hội thao dân tộc, biểu diễn nghệ thuật sân khấu Dù kê, triển lãm ảnh nghệ thuật, liên hoan ẩm thục…
Đua Ghe Ngo là đặc trưng văn hóa của Lễ Hội và đồng bào Khmer tại Sóc Trăng
Lễ hội còn mang ý nghĩa tâm linh được thể hiện qua các vật cúng và trang trí. Có nhiều cách lý giải khác nhau, theo quan niệm từ xưa đến nay của đồng bào Khmer, mặt trăng là vị thần điều khiển thời tiết, mang lại mưa thuận gió hòa và công việc đồng áng.
Khi mùa màng thu hoạch xong, người Khmer làm lễ cúng trăng để thể hiện lòng biết ơn và cầu mong công việc thuận lợi, bà con được hưởng ấm no, hạnh phúc. Lễ cúng trăng là 1 trong 3 lễ lớn trong năm của đồng bào Khmer. Phần lễ chủ yếu là những hoạt động xung quanh nghi thức cúng trăng. Mở màn buổi lễ là tiếng nhạc rộn ràng từ dàn ngũ âm dưới ánh trăng sáng, làm không gian của buổi lễ trở nên huyền diệu.
Rước đèn là một điểm nhấn thú vị thu hút nhiều người tham gia khi đến với lễ hội hàng năm
Lễ cúng trăng mang một ý nghĩa vô cùng sâu sắc trong đời sống tinh thần của đồng bào Khmer. Đặc biệt, trong lễ cúng trăng phải có vật cúng chính là cốm dẹp. Ngoài ra, còn có những vật cúng phụ là nông sản mà người dân sản xuất ra như các loại khoa, dừa, chuối, trầu cau và một số loại bánh, kẹo khác.
Hòa mình vào lễ hội, Chương Dương thu hút sự chú ý của khách du lịch và người dân địa phương tham gia với gian hàng bày trí các sản phẩm quen thuộc.
Thương hiệu đã nổi tiếng từ lâu đời đi kèm với những sản phẩm đã quá quen thuộc với người tiêu dùng miền Tây Nam Bộ. Đặc biệt là Sá Xị với hương vị đặc trưng, qua thời gian vẫn ghi dấu ấn đậm nét trên thị trường nước giải khát.
Ngoài ra, còn có các dòng sản phẩm mới của Chương Dương như: nước cam, nước dâu, soda, nước nha đam. Đây đều là những sản phẩm được ưa chuộng, tiêu thụ nhanh và nhận được phản hồi tích cực từ người tiêu dùng.
Chương Dương mang đến những sản phẩm quen thuộc rất được ưa chuộng.
Từ nhiều năm nay, Chương Dương vẫn luôn tích cự tham gia và tài trợ cho những hoạt động xã hội, những sự kiện mang tính nhân văn, lễ hội giàu truyền thống văn hóa. Có lẽ vì thế, thương hiệu Chương Dương luôn gắn liền với hình ảnh giản dị gần gũi cùng với những sản phẩm đặc trưng giàu truyền thống. Đây cũng là điểm nổi bật trong văn hóa doanh nghiệp của Chương Dương.
Lâm Khanh